Dù là dòng máy nén khí công nghiệp có hiệu suất cao và khả năng hoạt động ổn định liên tục trong thời gian dài thì máy nén khí trục vít cũng không thể tránh được một số lỗi khá cơ bản. Mặc dù các lỗi đều sẽ được hiển thị trên màn hình điều khiển của máy, nhưng khi lỗi ấy hiển thị bạn cũng không biết nên kiểm tra bộ phận nào, hoặc, dễ dàng đưa ra luôn những quyết định thay thế tốn kém.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra các lỗi thường gặp của máy nén khí trục vít để bạn có thể sửa chữa hoặc đưa ra phương án một cách chính xác và đảm bảo nhất.
Dưới đây là tài liệu sửa chữa máy nén khí trục vít mới được cập nhập:
Lỗi máy nén khí trục vít không khởi động được và cách sửa chữa
Lỗi máy nén khí trục vít không khởi động được là một lỗi khá phổ biến và liên quan đến nhiều bộ phận trong cũng như ngoài máy. Có nhiều nguyên nhân như:
Vấn đề về điện:
- Mất nguồn điện: Kiểm tra nguồn điện cấp cho máy nén khí, công tắc nguồn, cầu chì, aptomat.
- Lỗi mạch điều khiển: Rơ le, contactor, cảm biến nhiệt độ, áp suất, các kết nối điện.
- Điện áp không ổn định: Kiểm tra nguồn điện vào máy nén khí có ổn định không.
Vấn đề về cơ:
- Áp suất dầu quá thấp: Kiểm tra mức dầu, bơm dầu, lọc dầu, mức dầu, các đường ống dẫn dầu.
- Rơ le nhiệt hoạt động: Kiểm tra rơ le nhiệt và quạt làm mát, các kết nối điện.
- Cảm biến nhiệt độ bị lỗi: Kiểm tra cảm biến nhiệt độ và các kết nối.
- Trục vít bị kẹt: Kiểm tra xem trục vít có bị kẹt do vật lạ hoặc các nguyên nhân khác không.
Các nguyên nhân khác:
- Nút dừng khẩn cấp bị kích hoạt: Kiểm tra và reset nút dừng khẩn cấp.
- Mạch điều khiển bị lỗi: Gọi kỹ thuật viên để kiểm tra và sửa chữa mạch điều khiển.
Các dấu hiệu khác cần chú ý:
- Máy kêu to bất thường: Có thể do bạc đạn bị hỏng, trục vít bị mòn hoặc có vật lạ lọt vào buồng nén.
- Máy chạy nóng: Có thể do thiếu dầu bôi trơn, hệ thống làm mát bị tắc nghẽn hoặc quá tải.
- Máy rung lắc: Có thể do chân đế không vững, trục không cân bằng hoặc bạc đạn bị hỏng.
Cách sửa chữa
- Kiểm tra nguồn điện: Đảm bảo nguồn điện vào máy nén khí ổn định, công tắc nguồn được bật, cầu chì và aptomat không bị đứt.
- Kiểm tra mạch điều khiển: Kiểm tra các kết nối, rơ le, contactor có bị hỏng hóc không. Nếu không có kinh nghiệm, hãy gọi kỹ thuật viên để kiểm tra.
- Kiểm tra hệ thống dầu bôi trơn: Bổ sung dầu nếu cần thiết, kiểm tra bơm dầu có hoạt động tốt không, lọc dầu có bị tắc không.
- Kiểm tra động cơ điện: Kiểm tra rơ le nhiệt, quạt làm mát có hoạt động bình thường không. Nếu rơ le nhiệt bị nhảy, hãy tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục.
- Kiểm tra trục vít: Nếu trục vít bị kẹt, hãy tìm cách loại bỏ vật cản. Nếu trục vít bị mòn quá mức, cần thay thế.
- Kiểm tra các bộ phận khác: Kiểm tra nút dừng khẩn cấp, cảm biến nhiệt độ, áp suất…
Lỗi máy nén khí trục vít bị dừng do quá nhiệt và cách sửa chữa
Lỗi máy nén khí trục vít bị dừng do quá nhiệt thường sẽ gặp nhiều hơn vào mùa hè hoặc những nơi có môi trường làm việc không thông thoáng và quá nóng. Nhiều khi, lỗi này cũng do các bộ phận bên trong máy bị hỏng hóc hoặc không được bảo dưỡng gây ra, hoặc cũng có thể do chất lượng máy quá kém.
Nguyên nhân dẫn đến lỗi máy nén khí trục vít bị dừng do quá nhiệt thường đến từ môi trường làm việc và các trục trặc bên trong máy, lúc này bạn cần lưu ý các bộ phận như:
Hệ thống làm mát
- Quạt làm mát: Hoạt động không hiệu quả, bị kẹt hoặc hỏng.
- Két làm mát: Bị bẩn, tắc nghẽn, hoặc hiệu suất làm mát giảm.
- Dầu bôi trơn: Bẩn, bị ô nhiễm, hoặc lượng dầu không đủ, dùng sai loại dầu.
- Van điều khiển nhiệt độ dầu: Bị hỏng hoặc không hoạt động.
Tải hoạt động
- Tải quá tải: Máy nén khí hoạt động quá công suất, gây ra quá nhiệt.
Môi trường làm việc
- Nhiệt độ môi trường quá cao: Phòng máy quá nóng, không có hệ thống thông gió tốt.
Các nguyên nhân khác
- Lọc dầu bị tắc: Gây cản trở lưu thông dầu, làm tăng nhiệt độ.
- Rò rỉ khí nén: Gây ra ma sát tăng và sinh nhiệt.
- Vật lạ lọt vào buồng nén: Gây cản trở hoạt động của trục vít, tăng ma sát.
Cách sửa chữa
Dưới đây là những bộ phận bạn cần kiểm tra đầu tiên khi gặp phải lỗi máy nén khí trục vít bị dừng do quá nhiệt:
Các bộ phận cần kiểm tra:
- Quạt làm mát: Kiểm tra hoạt động, độ sạch của cánh quạt, và các mối nối điện.
- Két làm mát: Kiểm tra độ sạch, có bị tắc nghẽn không.
- Dầu bôi trơn: Kiểm tra mức dầu, chất lượng dầu, và lọc dầu.
- Van điều khiển nhiệt độ dầu: Kiểm tra hoạt động và các kết nối.
- Tải hoạt động: Kiểm tra tải của máy nén khí có vượt quá công suất định mức không.
- Môi trường làm việc: Kiểm tra nhiệt độ phòng máy, hệ thống thông gió.
- Lọc dầu: Kiểm tra và vệ sinh hoặc thay thế nếu cần.
- Buồng nén: Kiểm tra xem có vật lạ nào không.
Hướng khắc phục:
- Vệ sinh hệ thống làm mát: Vệ sinh két làm mát, quạt làm mát, và các đường ống.
- Kiểm tra và thay thế dầu bôi trơn: Thay dầu định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất, sử dụng loại dầu phù hợp.
- Kiểm tra và sửa chữa van điều khiển nhiệt độ dầu: Nếu cần, thay thế van mới.
- Giảm tải: Giảm tải cho máy nén khí nếu đang hoạt động quá tải.
- Cải thiện môi trường làm việc: Tăng cường hệ thống thông gió, lắp thêm quạt hoặc điều hòa nếu cần, giảm nhiệt độ phòng máy.
- Vệ sinh lọc dầu: Vệ sinh hoặc thay thế lọc dầu định kỳ.
- Kiểm tra và loại bỏ vật lạ: Nếu có vật lạ trong buồng nén, cần loại bỏ ngay.
Xem thêm: Máy nén khí bị nóng và cách khắc phục hiệu quả
Lỗi máy nén khí trục vít chạy không tải không sinh ra khí nén và cách sửa chữa
Hiện tượng máy nén khí chạy nhưng không sinh ra khí nén là một lỗi khá phổ biến. Điều này có nghĩa là động cơ máy vẫn hoạt động nhưng không có khí nén được tạo ra để sử dụng. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp và hướng khắc phục:
Vấn đề về van:
- Van hút: Bị kẹt, bẩn hoặc hỏng, không mở ra để hút không khí vào buồng nén, do van hút vẫn mở trong khi máy nén khí đang chạy.
- Van xả: Bị kẹt hoặc hỏng, không mở ra để xả khí nén ra ngoài.
- Van một chiều: Bị hỏng, không ngăn khí nén chảy ngược.
- Van điện từ: Nguồn điện cấp đến van điện từ thấp, do van điện từ bị hỏng
Vấn đề về hệ thống điều khiển:
- Rơ le áp suất: Hoạt động không đúng, không điều khiển van một cách chính xác.
- Mạch điện: Có sự cố ở các kết nối điện, rơ le, contactor.
Vấn đề về đầu nén:
- Mòn trục vít: Làm giảm hiệu suất nén.
- Vật lạ lọt vào buồng nén: Gây kẹt hoặc làm hỏng trục vít.
Rò rỉ khí nén: Các mối nối ống, gioăng bị hỏng gây rò rỉ khí nén.
Cách sửa chữa
Kiểm tra hệ thống van
- Van hút: Mở van bằng tay để kiểm tra xem có bị kẹt không. Vệ sinh van nếu cần.
- Van xả: Kiểm tra tương tự như van hút.
- Van một chiều: Kiểm tra xem van có đóng chặt khi không có áp suất không.
- Van điện từ: Kiểm tra nguồn điện cấp cho van điện từ
Kiểm tra hệ thống điều khiển
- Rơ le áp suất: Kiểm tra xem rơ le có hoạt động đúng không, có bị kẹt không.
- Mạch điện: Kiểm tra các kết nối điện, rơ le, contactor có bị cháy, hỏng hoặc lỏng không.
Kiểm tra trục vít: Mở máy để kiểm tra trục vít, xem có bị mòn, hư hỏng hoặc có vật lạ không.
Kiểm tra hệ thống ống dẫn: Kiểm tra các mối nối ống, gioăng xem có bị rò rỉ không.
Kiểm tra dầu bôi trơn: Kiểm tra mức dầu, chất lượng dầu và lọc dầu. Dầu bẩn hoặc thiếu dầu có thể ảnh hưởng đến hoạt động của máy.
Các bước sửa chữa
- Vệ sinh các bộ phận: Vệ sinh các van, lọc dầu, buồng nén… để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
- Sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận hỏng: Nếu phát hiện các bộ phận bị hỏng như van, rơ le, trục vít… cần thay thế bằng các bộ phận mới.
- Kiểm tra và điều chỉnh áp suất: Kiểm tra áp suất làm việc của máy nén khí và điều chỉnh lại nếu cần.
- Kiểm tra hệ thống điện: Kiểm tra các kết nối điện, rơ le, contactor và sửa chữa nếu cần.
Lưu ý
- An toàn: Trước khi tiến hành kiểm tra và sửa chữa, hãy ngắt nguồn điện của máy nén khí.
- Chuyên môn: Nếu không có kinh nghiệm, hãy nhờ kỹ thuật viên chuyên nghiệp hỗ trợ.
- Bảo dưỡng định kỳ: Thực hiện bảo dưỡng máy nén khí theo đúng lịch trình của nhà sản xuất để tránh các sự cố xảy ra.
Lỗi khí nén ra chứa nhiều dầu bất thường và cách sửa chữa
Hiện tượng khí nén lẫn dầu là một vấn đề khá phổ biến trong quá trình sử dụng máy nén khí. Điều này không chỉ làm giảm chất lượng khí nén mà còn gây hại cho các thiết bị sử dụng khí nén.
Có nhiều nguyên nhân như:
- Lọc tách dầu bị hỏng hoặc tắc nghẽn: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Lọc tách dầu có nhiệm vụ tách dầu ra khỏi khí nén, khi lọc bị hỏng hoặc tắc nghẽn, dầu sẽ theo khí nén ra ngoài.
- Mặt bịt dầu bị hỏng: Mặt bịt dầu có nhiệm vụ ngăn không cho dầu tràn vào buồng nén. Nếu mặt bịt dầu bị hỏng, dầu sẽ dễ dàng xâm nhập vào khí nén.
- Lượng dầu trong máy quá nhiều: Dầu thừa sẽ bị cuốn theo khí nén ra ngoài.
- Van một chiều bị hỏng: Van một chiều có nhiệm vụ ngăn không cho dầu chảy ngược. Nếu van bị hỏng, dầu sẽ chảy ngược vào đường ống khí nén.
- Rò rỉ dầu: Các gioăng, phớt bị hỏng có thể gây rò rỉ dầu vào đường ống khí nén.
Các dấu hiệu khác cần chú ý:
- Áp suất khí nén giảm: Có thể do rò rỉ khí nén hoặc các vấn đề khác.
- Máy chạy nóng: Có thể do thiếu dầu bôi trơn, hệ thống làm mát bị tắc nghẽn hoặc quá tải.
- Máy rung lắc: Có thể do chân đế không vững, trục không cân bằng hoặc bạc đạn bị hỏng.
Cách sửa chữa
- Lọc tách dầu: Quan sát xem lọc tách dầu có bị bẩn, biến dạng hoặc hư hỏng không. Vệ sinh hoặc thay thế lọc tách dầu mới.
- Mặt bịt dầu: Kiểm tra xem mặt bịt dầu có bị rách, mòn hoặc biến dạng không. Thay thế mặt bịt dầu mới.
- Mức dầu: Kiểm tra mức dầu trong máy nén khí có đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất không. Điều chỉnh mức dầu về đúng quy định.
- Van một chiều: Kiểm tra xem van một chiều có hoạt động đúng không. Thay thế van một chiều mới nếu cần.
- Các mối nối, gioăng: Kiểm tra các mối nối ống, gioăng xem có bị rò rỉ không. Siết chặt hoặc thay thế các gioăng bị hỏng.
Lỗi máy nén khí trục vít thường gặp khác
Lỗi máy nén khí thông thường sẽ hiển thị trên màn hình, mỗi loại máy nén khí sẽ có bảng mã lỗi riêng, hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng để hiểu rõ ý nghĩa của từng mã lỗi.
1. Thông báo thay dầu:
- Khi cài đặt thay dầu 500h, 1000h .v.v. máy sẽ kêu “tít tít” hoặc có âm thanh báo hiệu khác, lúc này trên màn hình cũng sẽ hiển thị giờ chạy của máy và thông báo thay dầu. Lúc này, bạn cần dừng máy và thay dầu kịp thời, không nên chạy quá giờ thay dầu sẽ làm hư hỏng máy nhanh hơn.
2. Lỗi về áp suất:
- Áp suất dầu quá thấp: Có thể do rò rỉ dầu, bơm dầu bị hỏng hoặc cảm biến áp suất bị lỗi.
- Áp suất khí nén quá thấp hoặc quá cao: Có thể do van điều áp bị hỏng, rò rỉ khí nén hoặc tải thay đổi đột ngột.
3. Lỗi về dòng điện & tần số dòng điện:
- Dòng điện quá tải: Có thể do tải quá lớn, động cơ bị hỏng hoặc mạch điện có vấn đề.
- Tần số không ổn định: Có thể do nguồn điện không ổn định hoặc biến tần bị lỗi. Lỗi này khá phổ biến ở những nơi điện không ổn định, và thường xảy ra ở những dòng máy nén khí Trung Quốc, dải tần số hoạt động ngắn. Nó thường cho phép chạy dải 380V đến dưới 400V, trên 400V thường sẽ bị báo quá dòng và ngắt máy. Đối với những máy nén khí chất lượng cao, dải dòng rộng 380V – 660V thì bạn không cần lo lắng về vấn đề này.
Như trên màn hình hiển thị ảnh trên, máy chạy điện 380V nhưng bạn có thể thấy thông báo AIR T: 420V và báo dừng máy. Lúc này bạn cần điều chỉnh lại dòng điện phù hợp với máy nén để nó có thể tiếp tục chạy. Bạn có thể trang bị thêm bộ ổn áp ngoài để đảm bảo dòng điện ở mức phù hợp.
Trong trường hợp bạn sử dụng máy nén khí biến tần, tuy dòng điện cao mà máy vẫn có thể chạy được, nhưng về lâu dài nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến bộ biến tần và chi phí thay thế biến tần ở máy nén khí trục vít rất đắt đỏ. Bạn vẫn nên cân nhắc sử dụng ổn áp hoặc báo với bên điện lực để xử lý.
4. Lỗi về các cảm biến:
- Cảm biến nhiệt độ, áp suất, dòng điện bị lỗi: Khiến máy nén khí không thể đo lường chính xác các thông số, dẫn đến hoạt động không ổn định.
5. Lỗi về van:
- Van hút, van xả, van một chiều bị kẹt hoặc hỏng: Ảnh hưởng đến quá trình hút và xả khí.
6. Lỗi về động cơ:
- Động cơ quá nhiệt, quá tải hoặc bị kẹt: Có thể do các vấn đề về điện, cơ hoặc dầu bôi trơn, cổ hút v.v. Lỗi về động cơ ngừng có rất nhiều nguyên nhân, lúc này, bạn cần gọi bộ phận bảo hành, nhà cung cấp hoặc tìm thợ sửa chữa chuyên nghiệp để xác định nguyên nhân dẫn đến dừng động cơ.
7. Khí nén đầu ra lẫn tỷ lệ hơi nước cao:
Lỗi này thường gặp do các bẫy nước hoặc máy sấy khí gặp trục trặc khi hoạt động. Bạn cần kiểm tra các bộ lọc trên hệ thống và máy sấy khí.
8. Lỗi ngược pha, mất pha
- Lỗi ngược pha: Lỗi này thường xảy ra do nhầm lẫn trong quá trình sửa chữa hệ thống điện. Nếu gặp phải lỗi này, bạn chỉ cần đảo lại 2 trên 3 pha nguồn cấp là máy sẽ hoạt động bình thường trở lại.
- Lỗi mất pha: Do hệ thống cung cấp điện gặp vấn đề
9. Nhiệt độ khí đầu ra cao:
- Cần kiểm tra và thay thế bọ tách dầu nếu cần thiết khi nhận thấy nhiệt độ khí đầu ra cao vượt ngưỡng 110 độ C.
Xem thêm: Nguyên nhân khiến lưu lượng máy nén khí giảm?
Lưu ý khi sửa chữa máy nén khí trục vít
Khi sửa chữa máy nén khí trục vít, để đảm bảo an toàn và hiệu quả tránh các lỗi không cần thiết xảy ra bạn cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây:
- Trước khi tiến hành kiểm tra và sửa chữa, hãy ngắt nguồn điện của máy nén khí.
- Phần điện và đầu nối điện phải đúng tần số.
- Đầu vào của điện áp cần phù hợp với điện áp của máy nén khí.
- Chú ý cầu dao và mạch tiếp đất để đảm bảo an toàn cùng các thiết bị bảo vệ điện như rơ le, cầu chì…
- Tuân theo nguyên lý giải nhiệt của máy nén khí trục vít.
- Đảm bảo sơ đồ mạch điện trong máy nén khí trục vít phải chuẩn, tránh nhầm lẫn gây hư hỏng, cháy nổ.
- Nếu không có kinh nghiệm, hãy nhờ kỹ thuật viên chuyên nghiệp hỗ trợ.
Các biện pháp phòng ngừa lỗi máy nén khí trục vít
- Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng máy nén khí: Theo đúng lịch trình bảo dưỡng của nhà sản xuất.
- Kiểm tra nhiệt độ thường xuyên: Theo dõi nhiệt độ làm việc của máy nén khí.
- Sử dụng dầu bôi trơn chất lượng cao và đúng loại: Dầu bôi trơn phù hợp sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của máy và giảm thiểu rủi ro xảy ra sự cố.
- Vệ sinh lọc tách dầu định kỳ: Giúp lọc tách dầu hoạt động hiệu quả hơn.
- Kiểm tra mức dầu thường xuyên: Đảm bảo mức dầu luôn ở mức quy định.
- Tránh quá tải: Không vận hành máy nén khí quá công suất.
Xem thêm: 10 cách bảo trì máy nén khí hiệu quả